CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Niềm tin của chúng ta

Go down

Niềm tin của chúng ta Empty Niềm tin của chúng ta

Bài gửi by trung_typhu_usd Wed Sep 08, 2010 3:15 pm

Khi niềm tin đã mất
Thông thường khi đề cập đến niềm tin người ta nghĩ ngay đến tôn giáo, nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng, niềm tin không chỉ là khái niệm dành riêng cho tín ngưỡng mà còn là một trạng thái tâm lý cần thiết để duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa người với người - trong gia đình ngoài xã hội và ngay cả việc kinh doanh.

Tuy nhiên, ý nghĩa của niềm tin tôn giáo và niềm tin của quan hệ giữa người với người trong xã hội có sự dị biệt. Niềm tin tôn giáo dựa vào thái độ sùng kính đối với đấng siêu hình và đạo đức làm chính yếu. Nghĩa là niềm tin của tín đồ đối với đối tượng mà họ tin như Phật, Chúa… là vị có đầy đủ năng lực giúp họ sở cầu như ý.. Niềm tin trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội dựa vào sự trung thực làm cơ sở.

Một gia đình hạnh phúc là khi các thành viên trong gia đình tạo được niềm tin cho nhau, không có sự hoài nghi nào giữa vợ và chồng. Ngược lại nếu có hoài nghi nào phát sinh thì đó là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc, kết quả tồi tệ nhất là sự ly dị, đó là kết quả của sự mất niềm tin.

Trong kinh doanh, hậu quả của sự mất niềm tin cũng không kém phần nguy hiểm. ở đây tôi có thể lấy một vài ví dụ để làm rõ ý tưởng này. Công ty sữa Tam Lộc Tian Wenhua Trung Quốc là một ví dụ điển hình, Cty này muốn hưởng nhiều lợi nhuận nên họ đã cho thêm chất melamine vào trong sữa. Sự tồi tệ nhất khi các nhà khoa học phát hiện chất này là nguyên nhân gây bệnh sạn thận cho người tiêu dùng, công ty này không chịu công khai xin lỗi trước xã hội, chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại, lại cố tình dấu nhẹm sự việc, bằng cách dùng tiền hối lộ quan chức nhà nước cũng như báo chí để khỏi bị phanh phui. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, khi một ký giả có tấm lòng dũng cảm phanh phui công bố sự thật trước xã hội. Kết quả công ty sữa này bị phá sản, nhiều nhân vật lãnh đạo bị tử hình và tù tội; tồi tệ hơn nữa là cộng đồng quốc tế đều lên án sự gian dối của các công ty Trung Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới đã tẩy chay công ty sữa Tam Lộc Trung Quốc, cũng từ đó người tiêu dùng trên toàn cầu đã mất niềm tin đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, việc làm này không những chỉ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng Trung Quốc mà còn làm mất thể diện quốc gia.

Cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, xét cho cùng cũng bắt nguồn từ sự gian dối nào đó của các tập đoàn kinh doanh, báo cáo không trung thực về tài chánh, khi bị phát hiện sự không trung thực, biểu hiện kinh doanh thất bại, các cổ đông lập tức tháo chạy, dẫn đến phá sản, sự ảnh hưởng dây chuyền của nó dẫn đến các công ty có liên hệ cũng theo đó cùng sụp đổ, cứ thế lan truyền từ công ty này đến công ty khác, tập đoàn này đến tập đoàn khác, từ nước này đến nước khác, kết quả nền kinh tế toàn cầu suy thoái sụp đổ, nguyên nhân của nó là sự dối trá làm mất lòng tin. Đây là hai sự kiện cụ thể và điển hình để chúng ta hiểu về sự nguy hiểm khi doanh nhân làm mất niềm tin đối với người tiêu dùng.

Thế thì niềm tin có vị trí như thế nào đối với sự duy trì và phát triển Phật pháp? Theo tôi, luật nhân quả không loại trừ bất cứ ai, hay tổ chức nào.

Mọi người đến với đạo Phật là đến với đức Phật, nhưng Ngài đã nhập diệt, giáo pháp của Ngài do Tăng hoằng hóa, có nghĩa là do chư Tăng giới thiệu Phật pháp đến xã hội, do vậy, tư cách đạo đức và sự hiểu biết về Phật pháp của Tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến người Phật tử và xã hội. Nếu các thành viên của Tăng già là người có phẩm hạnh đạo đức tốt, có tu tập và am tường Phật pháp sẽ ảnh hưởng tốt đến người Phật tử, là nhân tố đưa đến Phật giáo hưng thịnh; ngược lại nếu các thành viên của Tăng già là những người thiếu tư cách đạo đức, nếp sống sa đọa, phát ngôn bừa bãi… thể hiện sự thiếu tu tập, thiếu am hiểu Phật pháp, chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến Phật pháp, là nguyên nhân dẫn đến Phật pháp suy vong. Đạo lý này gợi ý cho chúng ta nhận thức rõ rằng, tương lai của Phật giáo Việt Nam như thế nào đều tùy thuộc vào hàng ngũ Tăng ni có đầy đủ tư cách làm nơi nương tựa về đạo đức cho xã hội, làm thầy thế gian về mặt kiến thức Phật học hay không.

Thiết nghĩ, đây là điều cơ bản mà những người Tăng ni chúng ta cần phải quan tâm để tránh làm mất niềm tin người Phật tử, người có lòng với Phật pháp.
trung_typhu_usd
trung_typhu_usd
Thành viên mới
Thành viên mới

Tổng số bài gửi : 15
Điểm : 16
Được cám ơn : 1
Join date : 18/08/2010
Age : 37
Đến từ : ha tinh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết