Ta tự nhận diện lại ta
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ta tự nhận diện lại ta
Ở những quán hàng giản dị của phố cổ Hội An, thỉnh thoảng tôi vẫn bắt
gặp những đôi bạn một ta một Tây trò chuyện với nhau khá tương đắc. Hỏi
ra mới biết người Việt kia là chủ nhà hàng, người Tây kia chỉ là khách
vãng lai, song ở đây khá nhiều ông chủ thông thạo tiếng nước ngoài, và
nhất là đủ vốn văn hóa để trò chuyện với khách. Khách thích lui tới cửa
hàng, phần vì món ăn, phần vì chính con người chủ nhân, lúc này đã trở
thành một đối tượng đáng để người ta tìm hiểu, cũng như một hướng dẫn
viên du lịch thành thạo.
Lại nhớ tới tình trạng phòng thừa của nhiều khách sạn hiện nay - dấu
hiệu của tình trạng "mất mùa du lịch" mà không ai che giấu nổi, dù rằng
không thiếu khách sạn vào loại mấy sao có đủ mọi thứ tiện nghi hiện đại.
Có phải tại nghèo không?
Từ chuyện du lịch, lại nhìn sang mọi chuyện khác của thời mở cửa. Sau
hai cuộc chiến tranh khốc liệt, từ hơn hai chục năm nay, dân tộc ta mới
có thì giờ để tâm vào những việc bình thường mà dân tộc nào cũng phải
làm, từ lo cái ăn cái ở, lo cho con cái học hành, cho tới lên chùa cúng
Phật, dọn dẹp đình miếu ghi nhớ công ơn tổ tiên, rồi là tiếp đãi bạn bè
và thăm lại các danh lam thắng cảnh... Những tưởng các việc bình thường
như vậy nào có gì khó, và ai mà chẳng làm được. Nhưng rồi bao chuyện
hằng ngày tai nghe mắt thấy khiến người có suy nghĩ không khỏi phiền
muộn: nhiều thắng cảnh không biết quản lý, trở nên cũ nát, hư hỏng;
nhiều hội hè người đến chen chân, trở thành địa bàn lý tưởng của các
hoạt động mê tín, và nói chung là trôi nổi trong sự trục lợi của dân địa
phương. Làm ra hạt thóc thì được, nhưng làm ra gạo ngon, gạo sạch đủ
sức cạnh tranh với gạo nước ngoài thì chịu. Trong khi hàng hóa ứ đọng vì
không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì dân trong nước chỉ chuộng hàng
ngoại. Bằng cấp làm giả, và sinh viên ra trường không có việc làm...
Vậy thì nguyên do ở đâu, việc gì là cần kíp nhất bây giờ?
Nhiều người quanh đi quẩn lại chỉ đổ cho sự nghèo. Giá mà ta có tiền
để làm việc này, giá mà ta được nước ngoài tài trợ để tính việc kia...
Tất cả những lời bắt mạch gọi bệnh kiểu đó có lẽ không sai, nhưng
nghĩ kỹ ra mới đúng một phần.
Qua việc đối chiếu giữa không khí đầm ấm ở các cửa hàng ăn Hội An và
tình trạng trống vắng của nhiều khách sạn loại "xịn"; và trên qui mô
tổng quát, qua việc phân tích thành công cũng như thất bại của nhiều dự
án khác nhau, có thể nhận ra một điều là đồng tiền không phải tất cả.
Cái cần xem lại lúc này là chính con người chúng ta, cách sống, cách
nghĩ của mỗi chúng ta. Có những nề nếp làm ăn, cách quan hệ với nhau,
cách quan hệ với khách... đã hình thành từ lâu, nhiều khi là do cha ông
để lại, trở thành một thứ bản năng thứ hai trong mỗi người nên ta thấy
quen và tưởng không bao giờ thay đổi, nay đã đến lúc cần được xem xét
lại, theo những tiêu chuẩn của đời sống hiện đại, để cái gì hay thì tìm
cách giữ gìn, cái gì dở thì bảo nhau sửa đổi, có thế mới mong gỡ ra
nhiều việc rắc rối trước mắt.
Chung quanh chuyện nghiên cứu văn hóa dân tộc
Nhân đây, xin được nói tới một công việc mà thời gian qua trở nên sôi
động, và có người đã nói đùa là trở thành một thứ thời thượng: đó là
nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Ở nước nào cũng vậy, việc này sớm được coi là một ngành chủ đạo trong
các hoạt động khoa học xã hội, bởi suy cho cùng nghiên cứu một dân tộc
là gì nếu không phải là nghiên cứu nền văn hóa của chính dân tộc đó. Và
một việc như thế mãi mãi tạo nên niềm say mê cho chính những người trong
cuộc.
Song ở ta thì tình hình không hẳn như vậy.
Một mặt đi đâu cũng thấy nói tới nghiên cứu văn hóa: nhiều trường đại
học và cao đẳng bắt đầu đưa văn hóa Việt Nam vào giờ chính thức; các
giáo trình văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam được biên
soạn; các tỉnh cho làm dư địa chí, các cuộc hội thảo được mở liên
tiếp...
Mặt khác, cả trong những tuyên bố rành rọt về mục đích yêu cầu, lẫn
trong công việc cụ thể, có thể thấy ở nhiều người nghiên cứu văn hóa
hiện nay một cách định hướng đơn giản: "nghiên cứu văn hóa Việt Nam để
cho thế giới thấy văn hóa ta không kém gì văn hóa người", "nghiên cứu
văn hóa để giúp cho mỗi người chúng ta thêm tự hào về truyền thống, và
để chống sự xâm nhập vô lối của văn hóa độc hại"... (Một trong những
công việc mà nhiều chuyên gia văn hóa đang được huy động là giúp các nhà
lãnh đạo quốc gia hình thành chiến lược văn hóa).
Lấy những yêu cầu về phát triển trước mắt ra để nhấn mạnh tới tính
cấp bách của việc nghiên cứu văn hóa - kiểu định hướng này cốt tìm tới
những kết quả thiết thực, có ích ngay hôm nay. Không ai có thể phủ nhận
giá trị cũng như mức độ cần kíp của cái công việc loại đó, nhưng tôi
tưởng, sẽ là hợp lý hơn nếu xem toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn hóa như
là một cách thức hiệu nghiệm để dân tộc tự nhận thức chính mình, tự
phát hiện lại mình với mọi cái hay, cái dở vốn có và đang bộc lộ trong
mọi lĩnh vực đời sống. Một sự định hướng như thế sẽ mang lại cho công
việc vốn rất khó khăn này một căn bản rộng rãi hơn và một mục đích lâu
dài hơn. Sẽ tránh được lối nghiên cứu nông nổi, đôi khi mang sắc thái vụ
lợi, còn khá phổ biến. Sẽ tạo nền tảng chắc chắn cho việc hoạch định
chiến lược. Sẽ có thể góp phần thức tỉnh mỗi người để giúp họ sống ngày
một cao quí, đúng với tầm vóc mà thế kỷ này mang lại cho họ. Sẽ tạo nên
một sự sòng phẳng, do đó, là khả năng thuyết phục với những bạn bè đang
muốn hiểu và yêu mến nền văn hóa Việt Nam.
Vượt qua phạm vi văn học, có những bài thơ đánh dấu nếp suy nghĩ một
thời, chẳng hạn như mấy câu sau đây của Chế Lan Viên:
có bao nhiêu công việc cấp thiết phải lo, nó liên quan đến cả sự tồn
vong của dân tộc, ta đành gác lại những việc cơ bản và bảo rằng chúng là
hư vô, là siêu hình. Nay đã đến lúc không thể tiếp tục lảng tránh. Hơn
bao giờ hết, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Cần
biết chính mình là gì, trước khi tính xem mình cần làm gì. Việc tìm tòi
gian khổ để có được câu trả lời đích thực cho câu hỏi "ta là ai?" sẽ
giúp cho xã hội tự nâng mình lên, vượt qua những khốn khó mà éo le thay,
chính là tự ta gây ra cho ta và làm chậm bước tiến của ta.
gặp những đôi bạn một ta một Tây trò chuyện với nhau khá tương đắc. Hỏi
ra mới biết người Việt kia là chủ nhà hàng, người Tây kia chỉ là khách
vãng lai, song ở đây khá nhiều ông chủ thông thạo tiếng nước ngoài, và
nhất là đủ vốn văn hóa để trò chuyện với khách. Khách thích lui tới cửa
hàng, phần vì món ăn, phần vì chính con người chủ nhân, lúc này đã trở
thành một đối tượng đáng để người ta tìm hiểu, cũng như một hướng dẫn
viên du lịch thành thạo.
Lại nhớ tới tình trạng phòng thừa của nhiều khách sạn hiện nay - dấu
hiệu của tình trạng "mất mùa du lịch" mà không ai che giấu nổi, dù rằng
không thiếu khách sạn vào loại mấy sao có đủ mọi thứ tiện nghi hiện đại.
Có phải tại nghèo không?
Từ chuyện du lịch, lại nhìn sang mọi chuyện khác của thời mở cửa. Sau
hai cuộc chiến tranh khốc liệt, từ hơn hai chục năm nay, dân tộc ta mới
có thì giờ để tâm vào những việc bình thường mà dân tộc nào cũng phải
làm, từ lo cái ăn cái ở, lo cho con cái học hành, cho tới lên chùa cúng
Phật, dọn dẹp đình miếu ghi nhớ công ơn tổ tiên, rồi là tiếp đãi bạn bè
và thăm lại các danh lam thắng cảnh... Những tưởng các việc bình thường
như vậy nào có gì khó, và ai mà chẳng làm được. Nhưng rồi bao chuyện
hằng ngày tai nghe mắt thấy khiến người có suy nghĩ không khỏi phiền
muộn: nhiều thắng cảnh không biết quản lý, trở nên cũ nát, hư hỏng;
nhiều hội hè người đến chen chân, trở thành địa bàn lý tưởng của các
hoạt động mê tín, và nói chung là trôi nổi trong sự trục lợi của dân địa
phương. Làm ra hạt thóc thì được, nhưng làm ra gạo ngon, gạo sạch đủ
sức cạnh tranh với gạo nước ngoài thì chịu. Trong khi hàng hóa ứ đọng vì
không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì dân trong nước chỉ chuộng hàng
ngoại. Bằng cấp làm giả, và sinh viên ra trường không có việc làm...
Vậy thì nguyên do ở đâu, việc gì là cần kíp nhất bây giờ?
Nhiều người quanh đi quẩn lại chỉ đổ cho sự nghèo. Giá mà ta có tiền
để làm việc này, giá mà ta được nước ngoài tài trợ để tính việc kia...
Tất cả những lời bắt mạch gọi bệnh kiểu đó có lẽ không sai, nhưng
nghĩ kỹ ra mới đúng một phần.
Qua việc đối chiếu giữa không khí đầm ấm ở các cửa hàng ăn Hội An và
tình trạng trống vắng của nhiều khách sạn loại "xịn"; và trên qui mô
tổng quát, qua việc phân tích thành công cũng như thất bại của nhiều dự
án khác nhau, có thể nhận ra một điều là đồng tiền không phải tất cả.
Cái cần xem lại lúc này là chính con người chúng ta, cách sống, cách
nghĩ của mỗi chúng ta. Có những nề nếp làm ăn, cách quan hệ với nhau,
cách quan hệ với khách... đã hình thành từ lâu, nhiều khi là do cha ông
để lại, trở thành một thứ bản năng thứ hai trong mỗi người nên ta thấy
quen và tưởng không bao giờ thay đổi, nay đã đến lúc cần được xem xét
lại, theo những tiêu chuẩn của đời sống hiện đại, để cái gì hay thì tìm
cách giữ gìn, cái gì dở thì bảo nhau sửa đổi, có thế mới mong gỡ ra
nhiều việc rắc rối trước mắt.
Chung quanh chuyện nghiên cứu văn hóa dân tộc
Nhân đây, xin được nói tới một công việc mà thời gian qua trở nên sôi
động, và có người đã nói đùa là trở thành một thứ thời thượng: đó là
nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Ở nước nào cũng vậy, việc này sớm được coi là một ngành chủ đạo trong
các hoạt động khoa học xã hội, bởi suy cho cùng nghiên cứu một dân tộc
là gì nếu không phải là nghiên cứu nền văn hóa của chính dân tộc đó. Và
một việc như thế mãi mãi tạo nên niềm say mê cho chính những người trong
cuộc.
Song ở ta thì tình hình không hẳn như vậy.
Một mặt đi đâu cũng thấy nói tới nghiên cứu văn hóa: nhiều trường đại
học và cao đẳng bắt đầu đưa văn hóa Việt Nam vào giờ chính thức; các
giáo trình văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam được biên
soạn; các tỉnh cho làm dư địa chí, các cuộc hội thảo được mở liên
tiếp...
Mặt khác, cả trong những tuyên bố rành rọt về mục đích yêu cầu, lẫn
trong công việc cụ thể, có thể thấy ở nhiều người nghiên cứu văn hóa
hiện nay một cách định hướng đơn giản: "nghiên cứu văn hóa Việt Nam để
cho thế giới thấy văn hóa ta không kém gì văn hóa người", "nghiên cứu
văn hóa để giúp cho mỗi người chúng ta thêm tự hào về truyền thống, và
để chống sự xâm nhập vô lối của văn hóa độc hại"... (Một trong những
công việc mà nhiều chuyên gia văn hóa đang được huy động là giúp các nhà
lãnh đạo quốc gia hình thành chiến lược văn hóa).
Lấy những yêu cầu về phát triển trước mắt ra để nhấn mạnh tới tính
cấp bách của việc nghiên cứu văn hóa - kiểu định hướng này cốt tìm tới
những kết quả thiết thực, có ích ngay hôm nay. Không ai có thể phủ nhận
giá trị cũng như mức độ cần kíp của cái công việc loại đó, nhưng tôi
tưởng, sẽ là hợp lý hơn nếu xem toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn hóa như
là một cách thức hiệu nghiệm để dân tộc tự nhận thức chính mình, tự
phát hiện lại mình với mọi cái hay, cái dở vốn có và đang bộc lộ trong
mọi lĩnh vực đời sống. Một sự định hướng như thế sẽ mang lại cho công
việc vốn rất khó khăn này một căn bản rộng rãi hơn và một mục đích lâu
dài hơn. Sẽ tránh được lối nghiên cứu nông nổi, đôi khi mang sắc thái vụ
lợi, còn khá phổ biến. Sẽ tạo nền tảng chắc chắn cho việc hoạch định
chiến lược. Sẽ có thể góp phần thức tỉnh mỗi người để giúp họ sống ngày
một cao quí, đúng với tầm vóc mà thế kỷ này mang lại cho họ. Sẽ tạo nên
một sự sòng phẳng, do đó, là khả năng thuyết phục với những bạn bè đang
muốn hiểu và yêu mến nền văn hóa Việt Nam.
Vượt qua phạm vi văn học, có những bài thơ đánh dấu nếp suy nghĩ một
thời, chẳng hạn như mấy câu sau đây của Chế Lan Viên:
Thực ra thì đó là cách nghĩ của những năm chiến tranh: khi mà xã hội
"Ta là ai?" như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi
nghìn nến tắt
"Ta vì ai?" khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người
thắp lại triệu chồi xanh
có bao nhiêu công việc cấp thiết phải lo, nó liên quan đến cả sự tồn
vong của dân tộc, ta đành gác lại những việc cơ bản và bảo rằng chúng là
hư vô, là siêu hình. Nay đã đến lúc không thể tiếp tục lảng tránh. Hơn
bao giờ hết, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Cần
biết chính mình là gì, trước khi tính xem mình cần làm gì. Việc tìm tòi
gian khổ để có được câu trả lời đích thực cho câu hỏi "ta là ai?" sẽ
giúp cho xã hội tự nâng mình lên, vượt qua những khốn khó mà éo le thay,
chính là tự ta gây ra cho ta và làm chậm bước tiến của ta.
Nguồn:
Nhân
nào quả nấy
Nhân
nào quả nấy
Taros- Super Moder
- Tổng số bài gửi : 859
Điểm : 2289
Được cám ơn : 11
Join date : 26/09/2009
Age : 35
Đến từ : Hà Nội
Re: Ta tự nhận diện lại ta
Chúng ta thường có câu hỏi: WHO ARE YOU, Nhưng chẳng mấy khi hỏi WHO AM I.
Vì sao? Ta luôn cố gắng tìm hiểu trời, đất, người khác... nhưng lại chẳng có thói quen tìm hiểu mình.
Tôi là ai?
Một câu hỏi tưởng như sai,
nhưng có ai trong chúng ta thực lòng thấu hiểu???
Vì sao? Ta luôn cố gắng tìm hiểu trời, đất, người khác... nhưng lại chẳng có thói quen tìm hiểu mình.
Tôi là ai?
Một câu hỏi tưởng như sai,
nhưng có ai trong chúng ta thực lòng thấu hiểu???
yen"._."linh- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 534
Điểm : 1180
Được cám ơn : 5
Join date : 05/10/2009
Age : 36
Đến từ : Phú Thọ
Re: Ta tự nhận diện lại ta
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"
yen"._."linh- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 534
Điểm : 1180
Được cám ơn : 5
Join date : 05/10/2009
Age : 36
Đến từ : Phú Thọ
Similar topics
» Con đường Tìm lại chính mình! – Bốn giai đoạn phản ứng trước sự thay đổi: Bất ngờ - Rút về phòng thủ - Nhận thức – Chấp nhận và thích ứng!
» Bạn sẽ làm gì cho diễn đàn, cho câu lạc bộ!
» Nội quy diễn đàn
» Đóng góp xây dựng diễn đàn!
» Góp ý xây dựng diễn đàn Ngoại Ngữ!!!
» Bạn sẽ làm gì cho diễn đàn, cho câu lạc bộ!
» Nội quy diễn đàn
» Đóng góp xây dựng diễn đàn!
» Góp ý xây dựng diễn đàn Ngoại Ngữ!!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Wed May 28, 2014 1:56 pm by sachhaystore
» Đăng kí làm thành viên CLB Đọc Sách
Fri Dec 14, 2012 3:38 pm by vuongthihoan18
» noi dung buoi sinh hoat 12-12
Thu Aug 23, 2012 8:27 pm by Newstar_vcu
» Hội thảo Đọc sách thời đại công nghệ số- giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
Thu Aug 09, 2012 4:16 pm by ngocsieu
» Thái Hà Books tổ chức ngày hội "Đọc sách miễn phí"
Thu Aug 09, 2012 4:08 pm by ngocsieu
» Người nam châm- Cuốn sách có sức nặng ghê gớm
Sat Jul 28, 2012 10:31 am by ngocsieu
» LÀM GIÀU VỚI TÂM THANH TỊNH
Mon Jul 23, 2012 3:44 pm by ngocsieu
» Tình dục trong văn học Việt dưới cách nhìn của đạo lý hồn nhiên và của đạo lý học thuyết
Mon Jul 23, 2012 3:22 pm by ngocsieu
» Bí mật của người giàu nhất trong lịch sử nhân loại !!!
Mon Jul 23, 2012 2:00 pm by ngocsieu
» NHỮNG NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG- KINH THÁNH CHO NGƯỜI KHỞI NGHIỆP
Mon Jul 23, 2012 1:48 pm by ngocsieu
» Phần mềm mindmap 7.0
Fri Jun 29, 2012 9:01 am by tronghung124
» hãy biết ơn đời
Sat Jun 23, 2012 6:59 pm by huany2k
» Đắc Nhân Tâm - Cuốn Sách Hay Nhất Của Mọi Thời Đại
Thu Jun 07, 2012 11:48 pm by stilless
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Sat Feb 11, 2012 9:54 am by tuquynh
» HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG - CUỘC THI ẢNH ĐANG THU HÚT CÁC BẠN TRẺ THAM GIA
Thu Dec 01, 2011 11:27 am by Taros
» Hoc tieng Anh tu loidich.com ne
Fri Nov 18, 2011 9:05 am by cao_anh
» làm thế nào để học từ vựng một cách nhanh chóng????
Wed Oct 05, 2011 2:42 pm by evan
» VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ
Thu Sep 29, 2011 5:42 pm by Taros
» câu chuyện tình yêu
Sun Sep 25, 2011 6:24 pm by lancers_id94
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Wed Sep 21, 2011 4:33 pm by tuquynh