CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nam quốc mỹ nhân

2 posters

Go down

Nam quốc mỹ nhân Empty Nam quốc mỹ nhân

Bài gửi by Taros Fri Oct 02, 2009 6:54 pm

Nam Quốc Mĩ Nhân


Trong lịch sử Trung Quốc,người phụ nữ góp phần to lớn trong việc hưng-vong một vương triều,hay còn có thể mở ra một giai đoạn mới nào đó,bên cạnh đó họ được ca ngợi là có sắc đẹp tuyệt trần,kiến thức uyên thâm,cầm kì thi họa đều uyên bác.Không ngoại lệ,lịch sử nước ta cũng có những người như thế.

Mỵ Châu công chúa:


Ngày xưa, Đời vua An Dương Vương bị giặc Triệu Đà bên tàu xâm lấn. Vô kế khả thi nhà vua lập đàn cầu nguyện nhờ thần nhân giúp đở. Lúc đó, Thần Kim Qui hiện ra và chỉ cách nhà vua xây thành, và lấy móng của mình trao cho nhà vua dùng để chế nỏ thần có khả năng bắn ra hàng vạn tên trong một lúc. Nhà vua ra lệnh xây thành Cổ Loa và nhờ vào nỏ thần nhà vua đả dẹp được giặc Triệu Đà.


Triệu Đà tuy bị thua, nhưng vẩn không từ bỏ dả tâm xâm chiếm An Nam. Nên đả lập kế cầu hòa và gả con mình là Trọng Thủy cho con của An Dương Vương là Mỵ Châu. Trong lúc chung sống với Mỵ Châu Trọng Thủy đả dò biết được bí mật của nỏ thần từ Mỵ Châu. Chàng mới lấy cắp đi nỏ thần rồi lén về nước.


Triệu Đà được tin An Dương Vương đả mất Nỏ Thần bèn xua binh sang xâm chiếm . Lần Này, Vì không còn nỏ thần An Dương Vương thảm bại. Nhà vua cùng Mỵ Nương bỏ hoàng thành chạy trốn.


Nhà vua không ngờ Mỵ Châu dùng lông Ngổng trên áo mình mặc để lại dấu vết cho Trọng Thủy tìm nàng. Triệu Đà theo vết lông ngổng tìm đến sông ?. An Dương Vương cùng đường bí lối mới cầu nguyện thần Kim Quy. Thần đả hiện ra, và nói Giặc đang ở sau lưng ngươi đó. Nhà vua mới quay lại nhìn Mỵ Châu thì thấy trong tay nàng hảy còn lông ngổng. Nhà vua nổi giận mới rút gươm giết nàng. Sau Đó, Lên Lưng Thần Qui Biến Mất.


Trọng Thủy theo vết lông ngổng tìm đến bờ sông. Thấy thi thể của Mỵ Nương chàng đả khóc bảy ngày bảy đêm. Sau Đó, nhảy xuống ao tự tử.

An Tư công chúa:


Công chúa An Tư*,không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết bà là con gái vua Trần Thái Tông, em gái út của vua Trần Thánh Tông, thuộc nhà Trần, Việt Nam.

Cuộc đời của An Tư, sử Việt chép rất sơ lược, như Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: Tháng 2 (Ất Dậu)...Sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy

Ở Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi:...Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, Vua sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước.

Tóm tắt truyện:

Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9 tháng 3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua.

Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế mạnh của đối phương, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đều qui hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của Nguyên, nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan...

Sau, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy" để về Tàu.

Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân.

Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con. Người con gái họ Trần này có thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.

Ghi Công:
"...Một ngày trong tháng 2 năm 1825, Trung Hiếu hầu Trần Dương nhận lệnh đi thương thuyết giảng hòa, rồi sai quan hầu cận là Đào Kiên đưa công chúa An Tư sang dinh tướng Mông Nguyên (Thoát Hoan). Chẳng bao lâu, dưới sự chỉ huy kháng chiến của Trần Quốc Tuấn, quân Nguyên Mông bị dẹp tan. Trong chiến công này rõ ràng là có sự đóng góp của công chúa An Tư, người đã hi sinh vì nạn nước. ”

— Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam."

GS. Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á Việt Nam, viết:

“ Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á – Âu. Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp, sự sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong số ấy có công chúa An Tư.

Người con gái “lá ngọc cành vàng” ấy vì nợ nước đã ra đi không trở lại. Nhưng trớ trêu thay, sau chiến thắng quân Nguyên, tháng 7 năm 1285, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới công chúa An Tư."

Và trên website Vietsciences trong một bài viết, không ghi tên tác giả, cũng có đoạn:
“ Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau…"

Trong văn học:

Khoảng năm 1943, câu chuyện về người công chúa này đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết thành cuốn tiểu thuyết lịch sử An Tư.

Theo nội dung truyện, công chúa An Tư có người yêu là Chiêu Thành Vương Trần Thông, con cả của Thái úy Khâm Thiên Đại Vương Trần Nhật Hiệu.

Và sau khi " người chồng" là Thoát Hoan trốn chạy, “nàng xuống ngựa thắp hương, rồi dập đầu trên nấm đất (ngôi mộ của Trần Thông) mà khóc rũ dượi…”. Rồi dưới "ánh trăng bàng bạc, nàng mê mang như ngày ruổi ngựa cùng chàng vào Thanh. Nàng đã đến bên bờ sông Cái, và không ngần ngại văng mình xuống nước...”

Bàn về nhân vật này, PGS.TS. Nguyễn Bích Thu viết:

Trong tiểu thuyết...An Tư tượng trưng cho cái đẹp biết dấn thân, mang một ý nghĩa lớn lao có thể lay chuyển hàng binh thế trận...Nguyễn Huy Tưởng bằng tình cảm và lòng ngưỡng mộ của mình đã ghi nhận và tôn vinh sự hi sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt trong tiểu thuyết như một chiến công sánh ngang với Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng và trường hợp của nàng đáng được lưu danh như tên tuổi các bậc tiền nhân nhà Trần.

*Hầu hết sử sách đều ghi là An Tư, duy sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ chép là Thiên Tư công chúa.

Huyền Trân công chúa:


Huyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).

Bà sinh vào năm 1287[cần dẫn nguồn].

Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi ( tức là hoàng đế Trần Anh Tông ). Vua Trần Nhân Tông trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari [1]. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.

Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309), dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng[cần dẫn nguồn].

Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự[cần dẫn nguồn].

Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340)[cần dẫn nguồn]. Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần"

Nhận định:

Tuy nhiên, một số người đời sau cho rằng câu chuyện này có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ do sách Việt sau này viết thêm. Theo tiến sĩ Po Dharma, công chúa Huyền Trân không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình . Trong kinh điển theo đạo Bà La Môn đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. Cho dù có tục lệ đó đi nữa, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn, đến khi tin đưa về Đại Việt và dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó [5]. Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân có thể là vì bị dèm pha, đồn thổi vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn và Trần Khắc Chung được tiếng đạo đức, trên tàu còn rất nhiều người khác cùng đi, như là An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu), không dễ dàng hành động .

* Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chê trách chuyện này:

Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu

* Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn trong Việt sử toàn thư :

Duy việc Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, dù muốn sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Thì phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng.
Còn người Việt đã thắng một canh bạc không lương thiện lắm lại còn ra bộ não nùng xót xa … .

* Trích lưu bút của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lưu tại điện thờ Huyền Trân Công Chúa, Huế:

Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề của Quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ.

Huyền Trân trong thi ca nghệ thuật:



Câu chuyện về Huyền Trân đã trở thành một đề tài trong thi ca, nghệ thuật.

Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chăm là dân tộc thấp kém nên đã có câu:

Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo

Tương truyền là bài "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, có người cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:

Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?...

Ngọc Hân công chúa:


Lê Ngọc Hân (黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân Công Chúa là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Lê Ngọc Hân là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh, là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.

Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 34 tuổi.

Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Chiêu Thống.

Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.

Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.

Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.

Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đă phụng chỉ soạn bài văn tế cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh tế Ngọc Hân. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn trên còn chép trong sách Dụ Am văn tập.

Triều đình Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, ngày càng bị Nguyễn Ánh đe dọa. Hai con bà phải đổi sang họ Trần. Nhưng với sự sụp đổ của triều Tây Sơn, theo tộc phả họ Nguyễn Đình, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình: Bà Nguyễn Thị Huyền thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, năm 1804 đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân, ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tý (3-5-1804) xuống thuyền vượt biển, ngày 20 tháng 5 (28-6) về đến bến Ái Mộ, ngày mồng 4 tháng sau (11-7-1804) đưa về bản dinh, ngày mồng 9 (16-7-1804) đưa về làng, giờ Ngọ an táng hài cốt bà Ngọc hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là Bãi Cây Đại hay Bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành (Bắc Ninh).

Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này năm 1842:

"Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".

Sự việc bị phát giác, vua Nguyễn là Thiệu Trị sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt bà và các con.


Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ:



Nguyễn Thị Lộ (1400[1]-1442), quê làng Hải Hồ, sau đổi là làng Hải Triều[2], tên nôm là làng Hới (làng nghề dệt chiếu nổi tiếng), tổng Thanh Triều thuộc huyện Ngự Thiên[2] phủ Tân Hưng (ngày nay thuộc xã Tân Lễ huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình). Bà là người thiếp yêu của Nguyễn Trãi, từng kết thân với cung phi Ngô Thị Ngọc Dao và gia đình Ngô Từ. Bà là tội nhân chủ chốt trong vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của triều đình nhà Hậu Lê, dẫn tới cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông. Vụ án đó đem đến cái chết thảm của bà, cùng Nguyễn Trãi và ba đời gia quyến của Nguyễn Trãi

Nguyễn Thị Lộ sinh trưởng trong một gia đình nhà nông, làm ruộng và dệt chiếu, nhưng khá giả, cha là ông Nguyễn Mỗ. Nguyễn Thị Lộ sinh ra khi đất nước bị nhà Minh đô hộ, ông Nguyễn Mỗ, cha bà bị bắt đi phu dịch xa nhà, khổ cực, bị bệnh mất sớm. Ngoài nghề dệt chiếu ông Nguyễn Mỗ còn có thêm nghề bốc thuốc, và để truyền dạy nghề thuốc cho con, ông đã cho Nguyễn Thị Lộ ăn học tử tế các sách kinh thư, y dược,... Nhờ đó Nguyễn Thị Lộ còn biết bốc thuốc, làm thơ. Bà nổi tiếng là người rất đẹp, văn chương rất hay[3]. Sau khi cha chết, bà phải cùng mẹ tần tảo nuôi dạy các em, phải đem chiếu đi bán và trong một lần lên kinh thành bán chiếu bà đã gặp Nguyễn Trãi, rồi trở thành người bạn đời của Nguyễn Trãi, cùng Nguyễn Trãi vào Lam Sơn tụ nghĩa. Tại Lam Sơn, Nguyễn Thị Lộ là trợ thủ đắc lực cho ông mọi công việc.


Từ thời ở Lam Sơn bà đã làm thày dạy con em thủ lĩnh và nghĩa quân[cần dẫn nguồn]. Thái Tông lên ngôi bà được tuyển vào cung, phong làm Lễ nghi học sĩ[3][2]. Bà là người phụ nữ đầu tiên ở chức vụ này[cần dẫn nguồn]. Ở cương vị Lễ nghi học sĩ “Bà soạn thảo và cho chẩn chỉnh nhiều phong tục từ trong cung ra đến ngoài triều… xin chỉ dụ vua cho mở mang nền học vấn dân tộc khuyến khích phụ nữ học chữ thánh hiền.”[cần dẫn nguồn]

Không chỉ là một nhà giáo, Nguyễn Thị Lộ còn là một nhà thơ “Văn thơ của bà đã thất truyền nhiều, chỉ còn mấy vần thơ xướng hoạ khi gặp Nguyễn Trãi (và một bức hình thư gửi Nguyễn Trãi), nhưng tên tuổi đã gắn liền vào văn học sử nước nhà từ thời ấy và trở thành một giai thoại văn học để lại cho đời”.

Đại Việt Sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục có chép rằng "...Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị..."[3] hay "...ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ..."[2] nên nguyên nhân cái chết của vua Lê Thái Tông thực sự là gì cho tới nay vẫn chưa rõ, do cả 2 quyển sử nói trên đều chép rằng bà có vào hầu vua suốt đêm 4 tháng 8 âm lịch năm Nhâm Tuất 1442, hôm ông vua này mất, mặc dù Khâm định Việt sử cho rằng ông bị sốt rét[2] còn Đại Việt Sử ký toàn thư thì nói là bị bạo bệnh[3]. Bà bị giết vào ngày 16 tháng 8 âm lịch cùng năm.

Tương truyền, một hôm, Nguyễn Trãi trên đường đi chầu về, trời nhá nhem tối thì gặp Nguyễn Thị Lộ. Thấy cô gái bán chiếu xinh đẹp, Nguyễn Trãi cao hứng ngâm mấy câu thơ ghẹo:

Ả ở nơi nào, bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa, được mấy con?

Không ngờ cô bán chiếu cũng ngâm thơ đáp lại:

Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con!

Nguyễn Trãi yêu sắc, phục tài bèn dò hỏi gia cảnh rồi cưới Nguyễn Thị Lộ làm thiếp.

Ỷ Lan Nguyên Phi

Ỷ Lan (1044–1117) là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.

Xuất thân

Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến. Một học giả người Tống là Thẩm Hoạt ghi lại là Lê Thị Yến Loan, nhưng giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho biết đó chỉ là cách phiên âm từ tên Ỷ Lan. Theo tài liệu truyện thơ của Trương Thị Ngọc Trong, một cung tần của chúa Trịnh Cương thì bà có tên là Lê Khiết Nương.

Bà được cho là sinh ngày 7 tháng 3 năm 1044, (19 tháng 2 âm lịch, theo [1]) hay năm Giáp Thân, Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất. Một tài liệu khác cho rằng năm sinh của Ỷ Lan không rõ, sử sách chỉ ghi: Bà mất ở kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lý Nhân Tông.

Nguyên quán của Ỷ Lan ở trại trang Thổ Lỗi[1], hương Siêu Loại, nay thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Yến Loan vốn là một thôn nữ, con gái ông Lê Công Thiết và bà Vũ Thị Tình, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Năm Yến Loan 12 tuổi thì mẹ mất. Hai năm sau Lê Công Thiết lấy một người con gái họ Đồng làm vợ kế. Năm Yến Loan 16 tuổi, cha cũng qua đời, cô được mẹ kế nuôi dạy.

Giai thoại

Câu chuyện Yến Loan vào cung vua Lý đã trở thành một giai thoại nổi tiếng, nhưng có một vài chi tiết nhỏ còn mâu thuẫn.

Năm Quý Mão 1063, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhiều nơi nhưng không thành. Một sáng mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu[2] (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá.

Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là Yến Loan. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan.

Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan

Trong cung Ỷ Lan được học hành. Khác với các cung phi khác, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Bà khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan, triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài.

Khi sinh người con trai thứ nhất là Càn Đức[3] (Bính Ngọ 1066), bà được phong là Thần phi, sinh người con trai thứ hai là Minh Nhân Vương, bà được phong là Nguyên phi. Càn Đức được lập làm thái tử. Khi vua Lý Thánh Tông mất (1072), Càn Đức lên nối ngôi, tức là vua Nhân Tông, bà được phong là Linh Nhân Hoàng Thái hậu.

Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) vốn là người tài đức, thấy bà đích mẫu (tức bà Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) được tham dự việc triều chính lấy làm buồn lòng và oan ức cho mình nên mới bảo vua rằng:

Mẹ già khó nhọc nuôi con để có ngày nay, đến lúc phú quý thì người khác hưởng, ăn ở như thế thì đặt con mẹ già này vào chỗ nào?

Nhà vua tuy nhỏ bé nhưng cũng có hiểu biết chút ít rằng, mình không phải là con của Thái hậu Thượng Dương, bèn giam Thái hậu Thượng Dương và 72 người thị nữ ở cung Thượng Dương rồi bức bách bắt đem chôn sống theo vua Thánh Tông.[4]

Nhiếp chính

Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính.

Lần thứ nhất

Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan.

Lý Thánh Tông đánh giặc lâu ngày không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến Mạt Liên[5] (Tiên Lữ, Hưng Yên ngày nay), Lý Thánh Tông hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của Lý Thánh Tông, có vai trò không nhỏ của Nguyên phi Ỷ Lan.

Lần thứ hai

Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu. Triều đình rối ren, Ỷ Lan đã coi triều chính, điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống sang xâm lược (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.

Là một phụ nữ tài trí, đức độ, lại được Lý Thường Kiệt ủng hộ nên Hoàng Thái hậu đã có những đóng góp tích cực vào cơ nghiệp nhà Lý.

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan còn chăm lo đến việc mở mang dân trí, thi cử học hành. Bà ban hành nhiều chính sách tiến bộ như chuộc nô tỳ, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò. Ngô Sĩ Liên có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy".

Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý [6], mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.

Ỷ Lan còn được các nhà nghiên cứu văn học xếp vào hàng tác gia văn học thời Lý - Trần. Bà có làm những bài kinh, có câu kệ còn truyền lại đến ngày nay:

Sắc thị không, không tức sắc
Không thị sắc, sắc tức không
Sắc không quân bất quản
Phương đắc khế chân không.



Sắc là không, không tức sắc
Không là sắc, sắc tức không
Sắc không đều chẳng quản
Mới được hợp chân tông.

Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã xui vua bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Về cuối đời Ỷ Lan đã hối hận về hành động của mình, bà cho lập nhiều chùa để tỏ lòng sám hối và độ siêu sinh cho hoàng hậu Thượng Dương và các cung nữ[cần dẫn nguồn].

Bà mất ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm 1117, năm Đinh Dậu, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 đời Lý Nhân Tông, thọ 74 tuổi. Bà được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức. Tại quê hương và nhiều nơi đã xây dựng chùa tháp, đền thờ bà. Cùng với những ngôi đền lớn thờ bà ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, hiện ở Hưng Yên có hai ngôi: Đền Ghềnh, xã Như Quỳnh và chùa Hương Lãng, xã Minh Hải đều thuộc huyện Văn Lâm.

Tuyên Phi Đặng Thị Huệ:

Đặng Thị Huệ quê ở làng Phù Đổng, huyện Đông Anh, Bắc Ninh (nay là Hà Nội) là một nữ tỳ phục vụ trong phủ chúa. Trịnh Sâm sau khi đã dẹp yên các cuộc khởi nghĩa lớn, bốn phương yên ổn, kho đụn đầy đủ, dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi thần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích.
Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vinh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước mặt chúa. Thị Huệ, mắt phượng mày ngài, vẻ người rất xinh đẹp và hấp dẫn. Chúa Trịnh trông thấy đem lòng yêu mến đặc biệt. Thị Huệ ngày càng được yêu: Ả nói gì chúa cũng nghe và có việc gì chúa cũng nói với Thị Huệ. Từ đó Thị Huệ được sống xùng một nơi với chúa, y như vợ chồng nhà thường dân. Xe kiệu quần áo của Thị Huệ đều được sắm sửa như đồ dùng của chúa.
Thị Huệ ngày càng lộng hành. Hễ có chuyện không vừa ý xây xẩm mặt mày, kêu khóc thảm thiết khiến chúa rối lòng. Trịnh Sâm có ngọc dạ quang, chiến lợn phẩm của một trận đánh phương Nam, vẫn treo ở đầu khăn làm đồ trang sức. Một hôm Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc. Chúa nói:
- Nhè nhẹ tay kẻo sây sát!
Thị Huệ liền ném viên ngọc xuống đất, tru tréo khóc la:
- Ngọc này chả là cái gì sất! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm trả chúa hạt khác là cùng. Sao chúa nỡ trọng của khinh người làm vậy?
Đoạn Thị Huệ bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp nữa, Trịnh Sâm phải dỗ dành mãi, Huệ mới chịu làm lành với chúa.
Để chiều lòng người đẹp, mỗi năm cứ đến tết trung thu, từ trước mấy tháng, chúa cho lấy gấm trong cung phát ra, làm hàng trăm hàng nghĩn đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng. Bắc cung có hồ Long Trì, rộng nửa dặm, ngát hương súng. Ven bờ hồ san sát hàng mấy trăm cây phù dung để treo đèn. Sóng, trăng dập dờn, trông xa tựa như hàng vạn ngôi sao sáng.
Nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn mặc áo đàn bà, bày hàng ở mép đường bán tạp hoá cùng hoa quả, chả, nem, rượu chẳng thiếu thức gì, chồng chất như núi. Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, nào cần hỏi giá, đua nhau hát ghẹo, tiếng cười vang dậy trong ngoài.
Nửa đêm, chúa ngự kiệu đến hồ, xuống thuyền. Quan hầu và các phi tần gõ ván hò reo, đi lại rộn rịp và lênh đênh trên sóng nước. Lúc đànm khi sáo, ca hát rộn ràng khiến người ta tưởng như chơi ở cung trăng nghe nhạc thiên đình. Chúa hả hê, mãi gà gáy mới về.
Khi Huệ có thai, chúa sai người lễ bái khắp các chùa, mong sinh con thánh. Năm Đinh Dậu (1777) Huệ sinh con trai, chúa yêu dấu khác thường lấy tên của chúa thuở nhỏ đặt cho con là Cán, tỏ ra nó giống mình. Cán được một tuổi đã có tướng mạo rất khôi ngô đối đáp gãy gọn. Biết chúa cưng chiều Cán, thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Cán.
Nguyên trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai đặt tên là Tông. Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi. Tông rất khôi ngô nhưng chúa chẳng chú ý chăm lo dạy bảo. Việc học tập của Tông đều giao phó cho các quan. Đến tuổi, Tông được ra ở riêng, chúa cũng lờ luôn. Ngôi Thế tử chưa định nên lòng người ly tán, chia hai phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Đặng Thị Huệ tìm được người có thế lực trong phủ chúa là Huy quận công Hoàng Đình Bảo. Hai người này câu kết với nhau để mưu lập Trịnh Cán lên ngôi chúa.
Thế tử Tông thấy Chúa lạnh nhạt với mình như vậy, lại biết được âm mưu của Đặng Thị Huệ và Quận Huy, bắt giam hai mẹ con Thị Huệ để giành ngôi chúa về mình. Không ngờ Trịnh Sâm lại khỏi bệnh, việc bị lộ. Thế tử Tông chịu tội giam biếm truất làm con thứ. Từ đó phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh. Triều quan phần lớn hùa theo Đặng Thị Huệ.
Huệ có em trai là Đặng Mậu Lân. Lân nhờ thế chị mà được tước lộc, ỷ thế chị, làm càn. Quần áo, xe kiệu của Lân đều rập theo vua chúa. Hàng ngày Lân thường đem vài chục tay chân cầm gươm vác giáo nghênh ngang khắp kinh ấp cướp bóc, cưỡng hiếp phụ nữ giữa phố phường. Chúa biết mà làm ngơ. Thị Huệ còn hỏi con gái yêu của chúa cho em trai mình. Chúa không bằng lòng, nhưng vì nể Thị Huệ mà phải nghe theo. Thế rồi, cuộc hôn nhân đã được tiến hành nhưng Đặng Mậu Lân không được phép sống chung với công chúa. Để chiếm đoạt công chúa. Thế mà nhờ Huệ can thiệp, Lân không bị giết, chỉ phải đày đi xa.
Thị Huệ hối thúc Trịnh Sâm lập Cán lên ngôi Thế tử. Bề tôi Trịnh Sâm cũng a dua hùn vào. Sâm đã định lập Cán, nhưng mẹ Sâm là Trịnh thái phi Nguyễn Thị can ngăn nên Sâm chưa quyết. Sâm nói:
- Thà lập Cán hoặc trao ngôi chúa cho Trịnh Bồng (con Trịnh Giang - con ông bác) còn hơn lập Trịnh Tông "đứa con bất hiếu".
Sau đó, do thúc giục của Huệ, Trịnh Sâm lập Cán làm Thế tử, dù Cán mới lên năm. Sâm dùng Quận Huy làm thầy dạy Cán.
Sâm bị bệnh trĩ, luôn ở trong cung không bao giờ đi ra ngoài. Đặng Thị định ý xếp đặt công việc, gài tay chân giữ những cương vị then chốt trong phủ chúa. Cán là Thế tử còn nhỏ, bọn họ càng lộng quyền.
Trong dân chúng lan truyền:
Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy quận vào sờ chính cung.
Năm Tân Sửu (1781), bệnh tình của Sâm nặng thêm và qua đời. Thị Huệ thông đồng với Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ thông đồng với Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành người điều khiển triều chính giúp con. Lòng người lo sợ, từ phủ chúa ra kinh thành, thôn dã, ai cũng biết chắc hoạ loạn sẽ xảy ra.
Tháng 10 năm Tân Sửu (1781), binh lính Tam phủ nổi loạn, truất ngôi Cán, giáng xuống Cung quốc công, đập phá nhà cửa, giết Đình Bảo cùng thân thuộc phe cánh. Họ đón Trịnh Tông lên ngôi vương, phong là Nguyên soái Đoan Nam vương. Từ đó, kiêu binh ngày càng càn rỡ, không ai trị nổi. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Huệ bị truất xuống thứ nhân, sau uống thuốc độc chết. Trịnh Cán bị giáng, ra ở phủ Lượng Quốc, ốm bệnh chết, ở ngôi được một tháng.

Nguyên Phi Trần Thị Dung:


Trần Thị Dung (?-1259) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng.

Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần.

Thân thế

Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ. Do họ Trần xuất thân chài lưới nên thường đặt tên theo tên các loài cá. Bà người thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Bà là con gái Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, tức là cô ruột của Trần Thái Tông (1226 – 1258).

Cuộc đời

Thái tử phi

Năm 1209 đời Lý Cao Tông, khi xảy ra loạn Quách Bốc, thái tử Lý Sảm chạy về miền Hải Ấp quê bà, nương nhờ cha bà là Trần Lý. Trần Lý và cậu ruột bà là Tô Trung Từ nhân cơ hội giúp nhà Lý để phát triển thế lực nên gả bà cho thái tử Sảm và tập hợp lực lượng tham gia dẹp Quách Bốc.

Nguyên phi

Loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, người cậu Tô Trung Từ trở thành đại thần nhà Lý.

Đầu năm 1210, nhân vua Cao Tông bệnh nặng, muốn đón thái tử Sảm về kinh, Tô Trung Từ bèn giả mang quân bản bộ đi đánh quân phiến loạn ở Khoái châu, nhân đó Trung Từ về Hải Ấp nắm lấy thái tử Sảm. Cuối năm 1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông.

Vừa lên ngôi, vua Huệ Tông sai đón bà về triều, nhưng Trần Tự Khánh không cho, vì lúc trước Trung Từ giành lấy Huệ Tông từ tay anh em họ Trần nên nảy sinh mâu thuẫn với Tự Khánh.

Vua Cao Tông chết chưa kịp chôn, Tô Trung Từ và các đại thần có thế lực cũ của nhà Lý đã xung đột dữ dội để tranh quyền. Trung Từ giết Đỗ Kính Tu, Đỗ Thế Quy và giằng co với Đỗ Quảng.

Đầu năm 1211, Huệ Tông lại sai người đi đón Trần Thị Dung. Lần này thì Trần Tự Khánh đồng ý để bà về triều, sai hai tỳ tướng Phan Lân, Nguyễn Ngạnh cầm quân hộ tống. Khi quân hộ tống bà tới Thăng Long, đúng lúc Tô Trung Từ đang đánh nhau to với Đỗ Quảng. Trung Từ hợp binh với hai tướng Phan, Nguyễn phá tan quân của Quảng và bắt giết Quảng.

Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi. Bà sinh được 2 con gái với Lý Huệ Tông là công chúa Thuận Thiên và công chúa Chiêu Thánh (Phật Kim) - sau này trở thành Lý Chiêu Hoàng.

Hoàng hậu

Sau khi cậu Tô Trung Từ bị giết, do anh bà là Trần Tự Khánh xung đột với các hào trưởng địa phương thân với nhà Lý và có lần xung đột với quân của Huệ Tông nên bà bị thái hậu Đàm thị là mẹ Huệ Tông ghét. Huệ Tông nghe lời mẹ, phế truất ngôi phi của bà, cho làm ngự nữ.

Tuy nhiên, sau đó các phe thân nhà Lý cũng như chính Lý Huệ Tông bị Trần Tự Khánh đánh bại. Vì yêu bà, đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập bà làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, thường chỉ Trần Thị Dung mà nói là bè đảng của giặc, bảo Huệ Tông đuổi bỏ đi. Sau đó Đàm thái hậu lại sai người nói với bà, bảo phải tự sát. Huệ Tông biết bèn ngăn lại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn Huệ Tông thường chia cho bà một nửa và không lúc nào cho rời bên cạnh.

Tháng 4 năm 1216, các tướng ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đỗ Át, Đỗ Nhuế chống lại triều đình. Lý Huệ Tông dựa vào Lý Bát, sai Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó, Huệ Tông đành lại quay về nương nhờ anh em họ Trần.

Khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chén thuốc độc bắt bà phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, rồi đêm ấy cùng với bà lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh; gặp khi trời đã sáng, phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón.

Huệ Tông bèn đỗ lại ở bãi Cứu Liên và truyền cho Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh, vì ý đồ chính trị của họ Trần nên khi đón được Huệ Tông vẫn kính cẩn phò trợ.

Họ Trần nắm quyền trong triều, bà được Huệ Tông phong làm hoàng hậu.

Hoàng thái hậu


Trần Tự Khánh chết (1223), em họ bà là Trần Thủ Độ lên thay. Thủ Độ buộc Huệ Tông lập công chúa nhỏ là Lý Phật Kim làm thái tử, rồi ép Huệ Tông lên làm thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim mới lên 7 tuổi.

Năm 1225, Huệ Tông nhường ngôi cho Phật Kim và đi tu. Phật Kim lên ngôi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thị Dung trở thành hoàng thái hậu nhà Lý.

Công chúa

Thượng hoàng Lý Huệ Tông bị Thái sư Trần Thủ Độ bức hại chết. Do sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, không lâu sau Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng - con Trần Thừa, cháu ruột bà - là Trần Cảnh mới lên 8 tuổi, tức là vua Trần Thái Tông. Bà bị giáng làm Công chúa Thiên Cực, còn Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu Chiêu Thánh.

Không lâu sau bà lấy Trần Thủ Độ. Hai con gái bà, ngoài Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Thái Tông, còn công chúa Thuận Thiên (lớn) lấy anh Trần Cảnh là Trần Liễu.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, do Trần Cảnh muộn con, Trần Thủ Độ cùng bàn với bà, ép vua lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên đã có mang với Trần Liễu. Trần Liễu tức giận nổi loạn, Trần Cảnh bị Thủ Độ ép buộc cũng định bỏ ngôi vua đi tu. Sau do sự cứng rắn của Trần Thủ Độ và sự can ngăn, khuyên giải của bà, anh em Trần Cảnh và Trần Liễu vì cơ nghiệp nhà Trần mà giảng hoà, Trần Cảnh thôi ý định bỏ ngôi.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược vào năm 1258, bà đã lập nên công lao rất lớn. Trong lúc vua quân nhà Trần đang đánh nhau với quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, đang rút khỏi Bình Lệ Nguyên thì ở kinh thành Thăng Long, bà đã tổ chức thực hiện mưu kế “vườn không nhà trống” do nhà Trần định sẵn một cách thành công, bảo vệ các vương tôn, quý tộc nhà Trần. Chính nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, mà quân Mông Cô ngay khi tiến vào Thăng Long đã gặp vô vàn khó khăn.

Sau đó, cuộc phản công của quân Trần được diễn ra, Trần Thị Dung đã thực hiện rất tốt việc tích trữ và vận chuyển lương thảo kịp thời cho quân Đại Việt diệt đạo quân hùng mạnh Mông Cổ.

Trần Thái Tông phong bà là Linh Từ quốc mẫu. Năm 1259, bà mất. Tại tỉnh Thái Bình ngày nay còn nhiều địa điểm, địa danh lưu dấu tích công trạng này của bà. Dân địa phương quê bà thường gọi bà theo tên khi mới sinh là bà chúa Ngừ.

Nhận định

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết về bà như sau:

“Linh Từ (hiệu do nhà Trần ban cho Trần Thị Dung) trước lấy Lý Huệ Tông là bất chính, sau lấy Trần Thủ Độ là thất tiết, thế nhưng con gái bà là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho nhà Trần và người con gái khác là Thuận Thiên là hoàng hậu của vua Trần Thái Tông, thân mẫu của vua Trần Thánh Tông. An Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, nhưng Linh Từ đã ra sức hòa gải, nhờ đó mà anh em lại tình nghĩa như xưa”.

Cuộc đời Trần Thị Dung gắn chặt với sự chuyển đổi quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Bà nhiều lần thay ngôi đổi vị, do sự biến đổi của thời thế. Lấy và tác động tới Huệ Tông, từ thái hậu xuống làm công chúa, lấy người trong họ tộc, tái giá với kẻ sát hại chồng mình, cùng sắp đặt để con gái lớn lấy em rể, hoà giải 2 cháu là con rể... Những việc làm của Trần Thị Dung trước sau đều vì sự tồn tại và phát triển cơ nghiệp của họ Trần.

Ban đầu, Lý Huệ Tông nghe mẹ đã phế bà làm ngự nữ, nhưng sau đó vì quá yêu thương bà nên đã ra sức che chở cho bà, ngay cả khi vua đang đối đầu với Trần Tự Khánh (khi đó Tự Khánh đã lập hoàng thân khác làm vua Càn Ninh) vẫn phong bà lên làm phu nhân. Tha thiết hơn, Huệ Tông không phải vì chạy loạn mà vì muốn bảo vệ bà đã cùng bà bỏ cung điện đi tìm đến chỗ Tự Khánh. Tuy nhiên, những việc làm của Huệ Tông không được Trần Thị Dung đền đáp tương xứng. Dẫu việc nước trong tay Trần Thủ Độ phán quyết, nhưng bản thân bà, trước cái chết của Huệ Tông do tay Thủ Độ, dù không chết theo cũng không giữ tiết chung thuỷ với chồng cũ; không tái giá với ai khác lại tái giá với chính người vừa hại chồng mình.

Vì cơ nghiệp của họ Trần, bà trở thành người lạnh lùng với họ Lý, hy sinh hết quyền lợi và tình cảm của người họ Lý, dù đó là những người thân thuộc. Những việc làm của bà khác hẳn với Tôn phu nhân - em gái Tôn Quyền khi đã làm vợ Lưu Bị, và Tào hoàng hậu - em gái Tào Phi khi đã làm vợ Hán Hiến Đế thời Tam Quốc.

Dường như phẩm chất năng động ở Trần Thị Dung khiến bà không thể lui vào hậu cung sau cái chết của Huệ Tông như hành động theo "đạo" thường thấy của người phụ nữ thời phong kiến. Bà tham gia chính sự và còn góp tay chống ngoại xâm. Những công lao với nước Đại Việt của bà được người đời sau ghi nhận.

Nam Phương Hoàng Hậu:

Nam quốc mỹ nhân Namphuonghoanghau
Nam Phương Hoàng Hậu (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, chữ Hán: 南芳皇后; 1914 - 1963) là vợ của vua Bảo Đại. Bà là vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống của nhà Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Xuất thân

Bà khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Gò Công, Tiền Giang, xuất thân trong một gia đình Thiên Chúa giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse. Bà là con gái của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng Nhà Thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất Tùng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp. (và nhà thờ Chí Hòa đường CMT8 - Q. Tân Bình được xây dựng với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ)

Cuộc tình với Bảo Đại


Năm 1926, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, khi đó 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9 năm 1932, sau khi thi đậu Tú tài, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau.

Gần một năm sau đó, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.

Về cuộc tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam:

"Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".

Nam quốc mỹ nhân NamPhngHongHu2

Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại:

"Hôm đó ông Darle, Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi và tôi đến dự dạ tiệc ở Hôtel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:

-Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)

Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.

Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài".
Nam quốc mỹ nhân NamPhuong-01
Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:

1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
2. Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo.
3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
4. Phải được Tòa thánh La Mã cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.

Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Thiên Chúa giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình."

Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 1934 ở Huế. Khi đó Bảo Đại đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các vợ vua triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước, các bà vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.

Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".

Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện này xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều vua Bảo Đại.

Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu Nam phương đã sinh một hoàng tử. Người đó chính là Đông cung Thái tử Bảo Long.

Hoàng hậu Nam Phương cùng Bảo Đại có tất cả 5 người con.

* Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936
* Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937
* Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
* Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
* Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943

Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ lạt trong cung đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà dòng Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.

Hoàng hậu Nam Phương cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Miên... Lần vua Bảo Đại tự mình lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng. Là người Công giáo, hoàng hậu Nam Phương đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.

Trở về cuộc sống thường dân

Nam quốc mỹ nhân NamPhngHongHuTrongMtBuiL
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30 tháng 8 1945, Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Tháng 9 năm 1945, ông ra nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ. Ngày 16 tháng 3 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng không trở về nước. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu Nam Phương cùng các con sang Pháp.

Tuy vậy, Nam Phương hoàng hậ
Taros
Taros
Super Moder
Super Moder

Tổng số bài gửi : 859
Điểm : 2289
Được cám ơn : 11
Join date : 26/09/2009
Age : 35
Đến từ : Hà Nội

Về Đầu Trang Go down

Nam quốc mỹ nhân Empty Re: Nam quốc mỹ nhân

Bài gửi by yen"._."linh Sun Jul 04, 2010 11:53 pm

ui, còn có cả Phí Yến này nữa chứ. hee.
đùa vậy chứ tớ tưởng có cả Hồ Xuân Hương nữa hay bà gì mà ông trạng Quỳnh yêu ý, quên tên rùi
yen
yen"._."linh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 534
Điểm : 1180
Được cám ơn : 5
Join date : 05/10/2009
Age : 36
Đến từ : Phú Thọ

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết