CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Văn hóa đọc

4 posters

Go down

Văn hóa đọc Empty Văn hóa đọc

Bài gửi by Taros Sun Apr 04, 2010 9:12 pm


Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và củacác nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.

Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội.
Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Để hiểu sâu hơn về văn hoá đọc, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nghĩa rộng và hẹp của khái niệm. Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội.

Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử
hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc (thông
qua các loại cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị họ
mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ.

Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại

Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác gia, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hội thư viện... Tất nhiên các hội này phải hoạt động với mục đích chính là phát triển nghề nghiệp. Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn phải kể tới truyền thống văn hoá của xã hội hay nói chính xác hơn là truyền thống văn hoá tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc). Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ
chức văn hoá xã hội khác nhằm phát triển văn hoá đọc như: hoạt động của Hội phụ nữ, Hội thanh niên... tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn đề nào đó thông qua tìm hiểu sách báo.

Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người. Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản.

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biên khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật ... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội.

Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc, nhưng
thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ.

Nhưng đôi khi người ta nói văn hoá đọc của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ năng đọc của họ. Điều đó nói lên tầm quan
trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân. Và chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triển và có nội dung hết sức phong phú.

Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư
duy đó là:
- Lựa chọn có ý thức

- Đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giảitrí...).

- Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang... và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet).

- Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).

- Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,v...v...

- Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạntóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp...

- Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.


Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dung những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận
dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hàng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.

Ngày nay người ta phân biệt tất cả các tri thức nhân loại tích luỹ được thành hai loại tri thức là tri thức nội dung (content knowledge) và tri thức chức năng (function knowledge), đôi khi người ta còn gọi là siêu tri thức (metaknowledge). Tri thức nội dung được hiểu như khái niệm A là gì hoặc vấn đề B là gì. Còn tri thức chức năng là cách thức đi tìm khái niệm A, vấn đề B từ dễ đến khó ở đâu? trong loại sách nào? hoặc ở nhà khoa học nào?


Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của tri thức nhân loại, không ai có thể nắm được hết các
loại khái niệm, các loại vấn đề, cho nên người ta rất coi trọng loại tri thức chức năng, loại tri thức tìm các khái niệm, vấn đề ở đâu, trong loại sách nào, ở nhà khoa học nào là quan trọng, quan trọng hơn tri thức nội dung. Nắm được tri thức chức năng là một phẩm chất của kỹ năng đọc. Xác định hướng tìm tài liệu cần đọc cho bản thân là một nội dung của kỹ năng đọc. Giáo dục tri thức chức năng là cực kỳ quan trọng. Ai cũng nắm được tri thức chức năng là họ có khả năng đi tới biết mọi tri thức nội dung khi cần thiết. Chính vì vậy có người đã gọi đó là siêu tri thức.

Như vậy, ở nghĩa rộng văn hoá đọc, hay nói nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia phải bao gồm đầy đủ ba thành phần: ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội. Ở các quốc gia phát triển có nền văn hoá đọc cao họ đều phát triển khá đồng đều và hài hoà ba thành phần này.

Nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với sách báo (tài liệu đọc) có chất lượng cao, nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, cũng không thể tạo ra được một nền văn hoá đọc phát triển. Ngược lại ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên trong xã hội là lành mạnh, nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước không lành mạnh, cũng không thể có một nền văn hoá đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.

Mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, nhưng yếu tố quan trong và quyết định đi được đến đích cuối cùng đó chính là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức và cơ quan quản lý nhà nước. Yếu tố tạo ra môi truờng thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài liệu đọc chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả hướng dẫn và giáo dục mọi người dân có ứng xử đọc lành mạnh), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con cái nghe, chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho mọi người dân là yếu tố quyết định thành bại của quá trình phát triển nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia.

Phát

Phát


Được sửa bởi Taros ngày Wed Apr 07, 2010 10:33 pm; sửa lần 1.
Taros
Taros
Super Moder
Super Moder

Tổng số bài gửi : 859
Điểm : 2289
Được cám ơn : 11
Join date : 26/09/2009
Age : 35
Đến từ : Hà Nội

Về Đầu Trang Go down

Văn hóa đọc Empty Re: Văn hóa đọc

Bài gửi by uhhuh Mon Apr 05, 2010 1:46 pm

Very Happy
uhhuh
uhhuh
Super Moder
Super Moder

Tổng số bài gửi : 884
Điểm : 1082
Được cám ơn : 7
Join date : 24/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Văn hóa đọc Empty Re: Văn hóa đọc

Bài gửi by Trần Thị Thắm Wed Apr 07, 2010 5:45 pm

Văn hóa đọc Icon_biggrin
Trần Thị Thắm
Trần Thị Thắm
Moderators
Moderators

Tổng số bài gửi : 1201
Điểm : 1354
Được cám ơn : 9
Join date : 25/09/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Văn hóa đọc Empty Re: Văn hóa đọc

Bài gửi by yen"._."linh Thu May 13, 2010 3:33 pm

Văn hóa đọc Lol
yen
yen"._."linh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 534
Điểm : 1180
Được cám ơn : 5
Join date : 05/10/2009
Age : 35
Đến từ : Phú Thọ

Về Đầu Trang Go down

Văn hóa đọc Empty Re: Văn hóa đọc

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết